THIẾU RĂNG SỐ 2 GÂY RA NHỮNG ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO VỚI SỨC KHỎE.

Khi nào cần cấy Implant và cách chăm sóc răng Implant
TRỤ STRAUMANT SLA CÓ XUẤT XỨ VÀ GIÁ CẢ NHƯ THẾ NÀO?
TRỤ BRATH CÓ XUẤT XỨ VÀ GIÁ CẢ NHƯ THẾ NÀO?
TRỤ OSSTEM CÓ XUẤT XỨ VÀ GIÁ NHƯ THẾ NÀO?
TRỤ HI-OSSEN CÓ XUẤT XỨ VÀ GIÁ CẢ NHƯ THẾ NÀO

Thiếu răng số 2 luôn đem lại cho chúng ta sự mất tự tin khi cười nói. Vì chiếc răng này nằm ở vị trí trung tâm trên cung hàm và thường lộ ra đầu tiên khi chúng ta hoạt động. Răng số 2 có thể bị mất do nhiều lý do khác nhau. Có thể là do bẩm sinh hoặc do mất răng trong quá trình sinh hoạt hàng ngày. Vậy chúng ta có cần thiết phục hình lại chiếc răng này sau khi bị mất không?

1. NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH CÓ BAO NHIÊU CHIẾC RĂNG?

 

Nếu như trẻ em có tổng cộng 20 chiếc răng sữa thì số răng ở người trưởng thành nhiều hơn. Số lượng răng vĩnh viễn dao động từ 28 đến 32 chiếc răng. Những người có đầy đủ 32 chiếc răng thì có mọc đầy đủ 4 chiếc răng khôn. Nếu như bạn chỉ có 28 chiếc răng và không mọc chiếc răng khôn nào. Thì cũng đừng vội thất vọng hay lo âu. Vì răng khôn không mang có những chức năng gì đặc biệt. Phần lớn răng khôn khi mọc đều mọc lệch, mọc ngầm. Gây ra nhiều phiền toái và ảnh hưởng cho sức khỏe.

Trong 32 chiếc răng đó thì được chia thành 4 nhóm răng khác nhau. Bao gồm nhóm răng cửa, nhóm răng nanh, nhóm răng hàm nhỏ, nhóm răng hàm lớn. Trong đó thì mỗi nhóm răng có hình dạng và chức năng không giống nhau. Nhóm răng hàm lớn có hình dạng và độ cứng chắc nhất. Những răng này có diện tích mặt nhai lớn. Nên nắm giữ chức ăn ăn nhai chính trong tất cả các răng.

Ngoại trừ mất răng khôn thì việc mất bất kỳ chiếc răng nào trên cung hàm cũng mang lại những ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe. 

2. BẠN HIỂU GÌ VỀ RĂNG SỐ 2? RĂNG SỐ 2 THUỘC NHÓM RĂNG NÀO?

Răng số 2 là một chiếc răng thuộc vào nhóm răng cửa. Chiếc răng này có thuộc chung nhóm với răng số 1. Người ta gọi răng số 1 là răng cửa giữa. Răng số 2 là răng cửa bên. Nhóm răng cửa có vị trí nằm ở vị trí trung tâm trên cung hàm. Thế nên nhóm răng này giữ vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo thẩm mỹ của răng miệng cũng như khuôn mặt.

Thật không đẹp chút nào khi chúng ta cười mà lại thiếu đi chiếc răng cửa. Vì thế mà chúng ta thiếu chiếc răng này sẽ không thể tự tin khi giao tiếp nói chuyện. Đặc biệt là đối với những người thường xuyên thực hiện công việc tiếp xúc với nhiều người. Thì việc mất răng là một bất lợi rất lớn trong công việc và cuộc sống.

Răng số 2 có hình dạng như một chiếc xẻng. Không có diện tích mặt nhai rộng như nhóm răng hàm lớn. Nhưng chiếc răng này có đặc điểm là có cạnh khá sắt bén. Thế nên nhóm răng cửa không nghiền nát thức ăn tốt như nhóm răng hàm. Nhưng có khả năng cắn nhỏ thức ăn rất hiệu quả.

Nhờ có nhóm răng cửa cắn, xé thức ăn ra thành từng phần nhỏ. Mà từ đó hỗ trợ rất nhiều cho nhóm răng hàm có thể nhai và nghiền nhỏ thức ăn một cách hiệu quả hơn. Nếu như răng cửa của bạn bị mất hay gặp các vấn đề. Thì cần phải thái nhỏ thức ăn trước khi cho vào miệng nhai. Để tránh gây áp lực lớn cho răng hàm cũng như hệ tiêu hóa.

3. CÁC TRƯỜNG HỢP THIẾU RĂNG SỐ 2

Bẩm sinh

Tình trạng thiếu răng bẩm sinh là một tình trạng răng miệng thường gặp trong quá trình phát triển của răng. Tình trạng này có thể làm mất một răng hoặc nhiều răng ở nhiều vị trí khác nhau. Thiếu răng thường hay gặp ở răng trưởng thành hơn là răng sữa ở trẻ em. Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho trẻ em thiếu răng số 2 khi còn nhỏ.

Di truyền

Yếu tố di truyền có ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của răng miệng và sức khỏe của toàn cơ thể. Khi ba mẹ hay các thành viên khác trong gia đình mắc các bệnh lý răng miệng thì con sinh ra cũng có nguy cơ mắc các bệnh lý tương tự. Những bệnh như sai lệch khớp cắn như hô, móm, răng mọc thưa, mọc lệch, mọc khấp khểnh. Thiếu răng số 2 thường di truyền từ ba mẹ sang cho con.

Những tình trạng men răng yếu, hình dạng răng bất thường cũng có thể di truyền. Đặc biệt là khi ba mẹ thiếu răng số 2 thì con sinh ra cũng có thể không có chiếc răng này từ nhỏ. Đó là khi trẻ em không có mầm răng số 2 vĩnh viễn nên chiếc răng này sẽ không xuất hiện.

Răng mọc ngầm

Trong một số trường hợp chúng ta vẫn có mầm răng trưởng thành. Nhưng mầm răng này không mọc đúng hướng lên trên. Mà lại mọc ngầm trong xương hàm. Những trường hợp mọc ngầm có thể thực hiện phẫu thuật để giúp cho răng mọc lại như bình thường. Hoặc có thể để yên cho răng mọc trong xương. Nếu như mầm răng này không mang đến những tác hại xấu cho cơ thể.

Tác động bên ngoài

Những tác động từ bên ngoài cũng rất dễ làm cho răng bị mất đi. Đặc biệt là nhóm răng cửa nằm ở vị trí bên ngoài nên rất dễ bị tác động bởi lực. Khiến cho răng dễ bị va đập, gãy vỡ và bị mất đi. Tác dụng của các loại hóa chất và điều trị các tia xạ cũng có thể dẫn đến hiện tượng thiếu răng số 2.

4.THIẾU RĂNG SỐ 2 GÂY RA NHỮNG ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO.

Trên thực tế, ngoại trừ việc mất răng khôn thì không gây ra tác hại gì và cũng không cần phải phục hình lại cho răng. Nhưng mất bất kỳ những chiếc răng nào khác trên cung hàm thì cũng gây ra nhiều tác hại. Đồng thời cũng rất cần thiết để trồng lại răng mới. Cụ thể, thiếu răng số 2 sẽ mang đến nhiều tác hại mà chúng ta không thể lường trước được:

Mất vẻ đẹp

Nếu như bạn mất đi những chiếc răng ở vị trí ở trong cùng. Thì có thể không ảnh hưởng nhiều đến nụ cười. Vì những chiếc răng này thường khó quan sát và khi cười thì chúng cũng không bị lộ ra. Nhưng nếu thiếu răng số 2 thì gây ảnh hưởng rất nhiều cho nụ cười cũng như vẻ đẹp của khuôn mặt.

Hàm răng và mái tóc là gốc của con người. Khi có một mái tóc đẹp, một hàm răng chắc khỏe trắng sáng. Thì không chỉ tạo nên vẻ đẹp cho bạn. Mà người khác nhìn vào cũng có thể dựa vào các yếu tố này để cơ bản đánh giá được tình trạng sức khỏe của bạn. Nên khi bị mất một chiếc răng thì thật khó để có một vẻ ngoài khỏe mạnh và tươi đẹp.

Khó cắn nhỏ thức ăn

Răng cửa có hình dạng như chiếc xẻng có mặt cắn sắc bén. Có thể dùng để cắn nhỏ thức ăn. Nếu mất một chiếc răng cửa thì khả năng này sẽ yếu đi. Nếu như mất tất cả các răng cửa thì khả năng cắn và chia nhỏ thức ăn cũng không còn. Gây nên rất nhiều khó ăn trong việc ăn uống, sinh hoạt và vệ sinh răng miệng.

Tiêu xương hàm

Răng sau khi thiếu răng số 2 một thời gian thì xương hàm ở vị trí răng mất sẽ tiêu biến dần dần. Thời gian càng lâu thì xương hàm càng tiêu biến nhiều hơn. Đây là một biến chứng nguy hiểm và phổ biến thường gặp khi mất răng.

Xương hàm bị tiêu biến có thể làm cho chúng ta rất khó khăn trong việc trồng răng giả. Vì không có đủ diện tích xương để cắm chân răng giả vào. Lúc này cần có những phẫu thuật ghép xương để hỗ trợ cho việc trồng răng. Thiếu răng số 2 nên trồng lại trong thời điểm thích hợp để tránh tiêu xương.

Những trường hợp chúng ta bị mất quá nhiều răng ở cả hàm trên và hàm dưới. Khi xương hàm ở các vị trí răng này tiêu biến thì khuôn mặt cũng sẽ nhanh chóng bị chảy xệ, da bị nhăn. Vì xương hàm không còn có khả năng nâng đỡ cho khuôn mặt. Khiến cho tình trạng lão hóa diễn ra nhanh hơn bình thường.

Sai lệch khớp cắn

Sự sai lệch khớp cắn diễn ra khi chúng ta mất răng trong một thời gian dài. Khi mất một răng thì tạo ra một vị trí trống trên cung hàm. Những răng khác ở vị trí kế cận răng bị mất sẽ nghiên lệch sang khoảng trống này. Lâu ngày làm cho các răng có hiện tượng xô lệch. Từ đó khi chúng ta khép miệng lại thì mặt nhai của răng hàm trên không khớp với mặt nhai của răng hàm dưới. Đây chính là tình trạng sai lệch khớp cắn.

Khi thiếu răng số 2 càng lâu. Các răng bị xô lệch ngày càng nhiều. Thì hiện tượng sai lệch khớp cắn sẽ diễn ra càng ngày càng nặng. Khiến cho chúng ta ăn uống càng khó khăn hơn. Đây cũng là một biến chứng thường xảy ra của những người bị mất răng lâu ngày.