CÁC BỆNH LÝ RĂNG MIỆNG THƯỜNG GẶP

ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA DÁN SỨ VENEER
Trồng răng Implant sau bao lâu thì ăn được?
Bọc răng sứ hay dán Veneer
Niềng răng Invisalign có phải nhổ răng không?
BỌC RĂNG SỨ CÓ BỊ HÔI MIỆNG KHÔNG?

Sức khoẻ răng miệng liên quan trực tiếp đến sức khoẻ cơ thể. Vậy nên việc chăm sóc răng miệng là điều hết sức cần thiết. Nha khoa thẩm mỹ Việt Đức sẽ điểm qua một số bệnh răng miệng thường gặp ở bài viết sau nhé!

Bệnh lý răng miệng liên quan trực tiếp đến sức khoẻ cơ thể. Vậy nên việc chăm sóc răng miệng là điều hết sức cần thiết. Nha khoa thẩm mỹ Việt Đức sẽ điểm qua một số bệnh răng miệng thường gặp ở bài viết sau nhé!

1. Biểu hiện chung của các bệnh lý răng miệng thường gặp

Đa phần các bệnh lý răng miệng thường có các biểu hiện sau:

  • Đau buốt khi ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh
  • Răng ố vàng, xỉn màu do chất kích thích như cà phê, thuốc lá,... .
  • Đau răng, đau, sưng và viêm nướu
  • Nứt, sứt mẻ

2. Một số bệnh răng miệng thường gặp

Sâu răng

Sâu răng là tình trạng rất thường gặp ở cả trẻ em và người lớn. Nguyên nhân chính dẫn tới sâu răng xuất phát từ khâu vệ sinh răng miệng sai cách. Khi ăn uống, mảng vụn và thức ăn thừa sót lại trên răng, nếu không vệ sinh kỹ sẽ tạo thành các mảng bám. Khi không loại bỏ mảng bám, vi khuẩn đúng cách thì tình trạng sâu răng sẽ xuất hiện. Để điều trị sâu răng thì tuỳ tình trạng, các bác sĩ sẽ chọn một số phương pháp phổ biến như: Trám răng, bọc sứ, nhổ răng hay điều trị tuỷ.

Viêm lợi

Viêm lợi là bệnh lý răng miệng phổ biến, biểu hiện rõ như lợi đỏ, sưng nướu, kích ứng quanh chân răng. Thức ăn vụn mắc vào khoảng trống và gây nhiễm trùng. Khi vi khuẩn tích tụ trên răng tạo mảng bám vôi răng (cao răng), hình thành các túi mủ dưới nướu. Tình trạng viêm lợi sẽ trầm trọng hơn. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm nha chu hay thậm chí là mất răng vĩnh viễn.

Nguyên nhân viêm lợi phải kể đến các nhân tố như:

  • Uống rượu bia, hút thuốc quá nhiều
  • Ăn nhiều đồ cay nóng, ngọt
  • Vi khuẩn tích tụ ở các mảng bám cao răng lâu ngày
  • Phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt
  • Người bị bệnh tiểu đường

Viêm nha chu

Giai đoạn nặng chuyển tiếp từ viêm lợi. Viêm nha chu nhiễm trùng nướu nghiêm trọng sẽ làm tổn thương mô mềm, phá huỷ xương quanh chân răng. Bệnh viêm nha chu có thế khiến răng lung lay, nếu không điều trị kịp thời thì lâu ngày có thể ây ra mất răng.

Những dấu hiệu của bệnh viêm nha chu:

  • Màu sắc nướu chuyển màu từ hồng nhạt sang bầm tím. Cảm giác dau nhức khi chạm tay hoặc ăn đồ ăn dai, cứng,... 
  • Tăng khoảng cách giữa các răng, hình thành mủ, gây ra mùi hôi giữa răng và nướu.
  • Thường bị chảy máu khi đánh răng, xỉa răng ngay cả khi dùng chỉ nha khoa
  • Hơi thở có mùi

Viêm tuỷ răng

Viêm tuỷ răng xảy ra khi sâu răng không được điều trị sớm. Lỗ sâu lan rộng xuống buồng tuỷ, gây viêm tuỷ và đau nhức.

Viêm tuỷ răng còn xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác như sang chấn, hoá chất, sứt mẻ răng do chấn thương, thay đổi áp suất môi trường làm đứt mạch máu nuôi tuỷ răng, mòn răng nhiều, viêm quanh răng,... .

Viêm tuỷ răng có 2 loại phổ biến:

  • Viêm tuỷ có thể phục hồi: Khi được phát hiện sớm và điều trị đúng thời điểm
  • Viêm tuỷ không thể phục hồi (hay bị hoại tử tuỷ răng): Ở giai đoạn này viêm tuyến tiến triển nặng, các mô tuỷ chết không thể phục hồi

Tuỷ răng hoại tử

Răng sâu lớn gây ra viêm tuỷ, khi không được điều trị thì vi khuẩn, axit tiếp tực di chuyển vào buồng tuỷ vị trí nhiều mạch máu và dây thần kinh. Tuỷ răng bị viêm sẽ gây ra đau nhức, hoại tử, nặng hơn sẽ có mủ và áp xe,...  răng bị vỡ lớ không thể ăn nhai, thẩm mỹ như bình thường. Khi tuỷ răng đã chết sẽ không còn cảm giác đau nhức mà thay vào đó là bị lồi thịt.

Ngoài ra, hoại tử tuỷ răng khi không điều trị sẽ làm tổn thương lan khỏi chóp răng, mô xương quanh răng gây ra bệnh viêm quanh chóp răng. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ tạo ra nang ở xương hàm và phá huỷ xương, từ đó có thể gây mất răng.

Mất răng

Tình trạng mất răng thường gặp ở người lớn tuổi. Tuy nhiên người trẻ vẫn có thể bị mất răng do chấn thương, hay do thói quen sinh hoạt, vệ sinh răng miệng sai cách gây ra các bệnh về răng miệng như: viêm lợi, viêm nha chu, sâu răng,... lâu ngày sẽ không điều trị kịp thời.

Mất răng ảnh hưởng rất lớn đến chức năng ăn nhai, đồng thời làm giảm tuổi thọ nếu không được điều trị, phục hình. Để tránh tình trạng mất răng thì nên chăm sóc đúng cách và khám răng định kỳ 6 tháng/lần.

Răng xỉn màu, ố vàng

Nguyên nhân chính gây ra ố vàng và xỉn màu:

  • Thói quen sinh hoạt: Thường xuyên hút thuốc, uống nước ngọt, cà phê, rượu vang,... dễ gây ra răng ố vàng. Đặc biệt đối với người hút thuốc lá, nhực nicotin lâu dần bám vào răng gây ra thâm đen, xỉn màu, mất men răng.
  • Bệnh ở răng: Sâu răng, viêm chân răng, viêm lợi hay chết tuỷ là những yếu tố tác động làm thay đổi màu răng. Vi khuẩn gây bệnh kết hợp với thức ăn còn sót lại ở miệng đã làm ảnh hướng đến men răng gây ra xỉn màu. Bên cạnh đó, cao răng khi không được làm sạch dễ gây bệnh nguy hiểm cho răng như viêm nha chu.
  • Tuổi tác: Tuổi càng lớn, lớp ngoài men răng càng bị mòn, lộ ra màu vàng ngày tự nhiên của răng thay đổi.

Hôi miệng

Có đến khoảng 85% nguyên nhân gây ra hôi miệng đều xuất phát từ viêm nha chu, viêm nướu, sâu răng, mảng bám trên lưỡi, khô miệng. Nguyên nhân xuất phát do thức ăn thừa xót lại ở miệng không được vệ sinh kỹ, từ đó viên khuẩn phá triển tạo ra bệnh về răng miệng.

Sử dụng nước súc miệng chỉ làm giảm mùi hôi chứ không trị khỏi hoàn toàn. Vậy nên hãy đến cơ sở nha khoa uy tín để tìm ra nguyên nhân và điều trị dứt điểm.

Biến chứng răng khôn mọc lệch

Răng không khá nổi tiếng với sự phiền toái nó mang lại, dẫn đến tiêu xương và quanh chân răng chèn ép sâu răng số 7 bên cạnh.

Răng khôn mọc vị trí không thuận lợi, vì nằm trong cùng nên cần nhổ bỏ vì những lý do:

  • Khó vệ sinh miệng, tạo điều kiện vi khuẩn phát triển, gây viêm lợi và viêm tuỷ răng
  • Phòng các biến chứng nguy hiểm như: U nang xương hàm, viêm lợi, viêm tuỷ răng,...
  • Đa số khi răng khôn có biến chứng thường được chỉ định phải nhổ. Tuỳ mức độ nghiêm trọng và tình trạng để đưa ra quyết định nhổ hay không. Trước khi nhổ thì cần thăm khám, chụp X-quang để bác sĩ đánh giá độ sai lệch của răng.

3. Phòng ngừa các bệnh về răng miệng như thế nào?

Bạn hoàn toàn có thể chủ động để phòng ngừa bệnh về răng miệng theo những cách sau:

  • Giảm lượng vi khuẩn có hại: Đánh răng đúng cách, ngày 2 lần/ngày. Sau khi ngủ dậy và sau khi ăn và trước khi ngủ. Lấy sạch mảng bám bằng chỉ nha khoa và tăm nước.
  • Kiểm soát chế độ ăn: Hạn chế ăn đồ quá nóng, quá lạnh, giảm đồ ngọt, tăng tinh bột, tăng cường ăn đồ chứa nhiều chất xơ, rau củ.
  • Dùng kem đánh răng và nước súc miệng chứa Flour, đây là khoáng chất tạo ngà răng, men răng và phòng ngừa sâu răng hiệu quả
  • Nên khám răng và tái khám đều đặn: Đến nha sĩ ít nhất 6 tháng/lần để phát hiện và điều trị kịp thời

Những gì vừa cung cấp hy vọng đã mang lại những thông tin hữu ích cho mọi khách hàng. Nếu cần hỗ trợ hãy liên hệ với Việt Đức qua thông tin:

Hotline: 0967.692.020

Website:https://nhakhoathammyvietduc.com/

Fanpage:NhakhoathammyVietDuc