CÁC TRIỆU CHỨNG MỌC RĂNG KHÔN

Tất tần tật về trụ implant Neodent
Các tiêu chí đánh giá nha khoa uy tín
ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA DÁN SỨ VENEER
Trồng răng Implant sau bao lâu thì ăn được?
Bọc răng sứ hay dán Veneer

Răng khôn hay còn gọi là răng số 8, mọc ở vị trí trong cùng sau hai răng hàm. Đa số mỗi người trưởng thành có 4 răng khôn, hai bên hàm trên và hai bên hàm dưới. Thông thường răng khôn thường mọc ở người trưởng thành giai đoạn từ 17 đến 25 tuổi

1. Dấu hiệu và nhận biết bạn đang mọc răng khôn

 

Khác với những chiếc răng khác, khi răng khôn chuẩn bị mọc cũng có những dấu hiệu khác biệt. Hầu hết những ai đã từng bị mọc răng khôn đều sẽ trải qua các triệu chứng này:

  • Sưng nướu

Khi một người đã đến độ tuổi trưởng thành, xương hàm trở nên cứng chắc và không còn phát triển về kích thước nên khi có dấu hiệu mọc răng nướu sẽ giãn ra, khiến không chỉ phần bề mặt  bị sưng mà vùng nướu quanh chân răng cũng bị sưng. Tình trạng sưng nướu này sẽ kéo dài cho đến khi răng khôn mọc lên ổn định.

  • Hàm nặng nề cử động khó khăn

Khi mọc răng khôn, bạn sẽ có cảm giác hàm trở nên nặng nề, khó khăn trong vận động cơ miệng hoặc nói cười, ăn nhai…

  • Bị sốt, nhức đầu.

    Hiện tượng sốt nhẹ có thể xảy ra khi răng khôn đang bắt đầu mọc. Nguyên nhân gây sốt là do khi mọc răng khôn nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn bình thường. Cảm giác khó chịu do mọc răng khôn cũng khiến thân nhiệt nóng hơn bình thường. Tuy nhiên bạn cũng không nên lo lắng quá vì những cơn sốt này thường nhẹ và cũng không kéo dài. Khi răng mọc hoàn chỉnh thì tình trạng sốt cũng không còn nữa.

    • Chán ăn, ăn không ngon miệng

    Nguyên nhân của việc chán ăn một phần là do cơ thể mệt mỏi khi phải chịu đựng những đau nhức, mệt mỏi, sốt do mọc răng khôn gây ra. Một phần nữa nguyên nhân gây chán ăn là do không nhai được. Khi thức ăn vô tình đụng đến phần lợi chuẩn bị mọc răng khôn sẽ đau rất nhiều, không thể nhai và cảm nhận được thức ăn.

    Trên thực tế các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên nên nhổ răng khôn nếu những chiếc răng này gây ảnh hưởng đến răng bên cạnh, mọc kẹt, mọc ngầm trong hàm hoặc lệch sang răng số 7. Thực chất thì răng khôn không có nhiệm vụ thực hiện chức năng ăn nhai, nó nằm trong cùng của hàm nên không thể vệ sinh kỹ lưỡng được, gây nên tình trạng sâu răng và viêm nướu, viêm nha chu, thậm chí là viêm các tổ chức quanh răng.

    Khi răng khôn tạo nên những phiền toái và trở ngại kể trên, sẽ không cần thiết phải giữ lại. Vì vậy khi gặp phải những dấu hiệu trên bạn nên tới nha sĩ sớm để có những biện pháp xử lý kịp thời.

    2. Mọc răng không có nguy hiểm đến sức khỏe không?

  •  

     

     

    Mọc răng khôn sẽ khiến bạn chịu đau đớn, mất ăn mất ngủ trong thời gian đầu. Chỉ cần vô tình chạm vào phần nướu có mọc răng khôn cũng đủ khiến bạn khó chịu trong một thời gian.

    Theo nghiên cứu cho biết, chỉ có khoảng 40% người có dấu hiệu mọc răng khôn trên toàn cầu. Về nguyên nhân mọc răng khôn có thể là do cấu trúc gen và cơ địa. Nếu bạn đang có dấu hiệu bị răng khôn thì không cần lo lắng bởi nó không hề gây nguy hiểm với sức khỏe.

    Một số trường hợp răng khôn mọc lệch không mọc theo cách thông thường. Khi mọc lệch, cơn đau nhức sẽ diễn ra thường xuyên, đau mạnh hơn thông thường. Răng khôn sẽ đâm vào xương hàm hoặc có thể xiên ngang vào răng bên cạnh. Nếu răng khôn mọc lệch bạn nên đến gặp bác sĩ để điều trị để tránh gây ảnh hưởng đến xương hàm và những cái răng kề bên. Bác sĩ sẽ kiểm tra, chụp x-quang sau đó đưa ra phân tích và quyết định có mổ hay không.

    3. Không mọc răng khôn là có lợi hay có hại

    Nếu bạn không mọc răng không thì sẽ không có cảm giác đau ngoài ra nó còn có nhiều lợi ích khác như:

    Nếu răng khôn của bạn mọc lệch nó sẽ gây đau nhức khó chịu, tình trạng sưng viêm kéo dài cực kỳ nguy hiểm.

    Không mọc răng khôn sẽ tăng khả năng cách bệnh phòng ngừa vệ niềng như: viêm nha chu, viêm nướu, sâu răng...

    Không phải chịu cảm giác đau khi chúng tách nướu mọc lên

    Không phải trải qua cảm giác đau khi nhổ răng khôn...

    Nếu bạn không trải qua cảm giác đau răng khôn thì hãy yên tâm đi nhé.