CẤU TẠO RĂNG
RĂNG SỨ KIM LOẠI HAY RĂNG TOÀN SỨ?
5 ĐIỀU NHẤT ĐỊNH PHẢI BIẾT TRƯỚC KHI BỌC RĂNG SỨ
Cấy ghép Implant All On 6 là gì? Có tốt không?
Cấy ghép Implant All On 4 và những điều bạn chưa biết
Trên thực tế một hàm răng người trưởng thành có tổng cộng 32 cái răng, chia đều cho hai hàm (hàm trên 16 và hàm dưới 16). Số răng vĩnh viễn của người trưởng thành sẽ nhiều hơn số răng sữa khi còn bé. Răng sữa thường có 20 cái răng, thường được mọc từ 8 tháng đến 2 tuổi rưỡi.
Cấu tạo của răng bao gồm phần răng và phần tổ chức quanh răng (nha chu)
1. Phần răng
Quan sát từ trên xuống dưới mỗi răng gồm có:
1. Thân răng: là phần nhô vào ổ miệng trên nướu, phần mà mắt có thể nhìn thấy, được phủ bởi lớp men răng. Chính hình thể của phần thân răng quyết định đến chức năng của răng.
2. Chân răng: là phần trong huyệt răng, cắm sâu bên trong xương hàm và được bao phủ bởi chất xương răng, giữ chặt bởi các dây chằng nha chu. Phần chân răng thường dài hơn thân răng.
3. Cổ răng: là phần nối liền thân răng với chân răng.
Hiểu được cấu tạo răng giúp bạn có kiến thức trong việc chăm sóc răng
Quan sát từ ngoài vào trong, răng được bao phủ bởi:
1. Men răng: có nguồn gốc ngoại bì, có tỉ lệ muối vô cơ cao nhất trong các tổ chức rắn của cơ thể: 96%, ngoài ra còn có các khoáng chất như Canxi, Flourua, Kali, nước và một lượng nhỏ chất hữu cơ … Men răng có màu trong mờ, cứng, tia X không đi xuyên qua được, tuy vậy theo thời gian nếu răng không được vệ sinh đúng cách cũng rất dễ bị sâu răng và rạng nứt do chịu lực theo chiều đứng dọc của răng. Men răng phân bố trên cả hai mặt của răng nhưng tập trung ở mặt nhai nhiều hơn.
2. Ngà răng: một tổ chức chiếm khối lượng chủ yếu ở thân răng, trong điều kiện bình thường ngà răng không lộ ra ngoài và được bao phủ hoàn toàn bởi men răng và xương răng. Ngà răng bao bọc và bảo vệ cho tủy R. Ngà là tổ chức ít rắn hơn men răng, không giòn và dễ vỡ như men. Thành phần chủ yếu là chất keo collagen, nằm phía trong tăng tính bảo vệ cho tủy răng. Trên bề mặt ngà răng có dây thần kinh, độ cứng ít hơn nên ngà răng rất dễ bị a-xít phá hủy làm răng có cảm giác ê buốt khó chịu, nhạy cảm với cách kích thích nhiệt hay hóa chất.
3. Tủy răng: là lớp trong cùng cấu trúc mềm, chứa mạch máu và dây thần kinh, liên hệ các dây thần kinh khác đến nuôi dưỡng và chi phối hoạt động cơ học của răng. Trong mỗi tủy răng có buồng thân răng và ống chân răng, các dây thần kinh và mạch máu chui vào các buồng tủy và qua các lỗ này. Tủy răng biệt hóa các tế bào ngoại vi hình thành tế bào ngà, đảm bảo sự trao đổi chuyển hóa, bảo vệ và quyết định phần lớn cảm giác của răng.
2. Vùng nha chu
Nha chu gồm có: xương ổ răng, cement, dây chằng nha chu và lợi.
1. Xương ổ răng là mô xương xốp, bên ngoài được bọc bằng màng xương, nơi lợi bám vào. Xương ổ răng tạo thành một huyệt, có hình dáng và kích thước phù hợp với chân răng. Bề mặt ổ răng nơi tiếp xúc với chân răng, là mô xương đặc biệt và có nhiều lổ thủng để các mạch máu và dây thần kinh từ xương xuyên qua để nuôi dây chằng nha chu.
2. Xê-măng (cement) là phần mô liên kết khoáng hóa, không mạch máu, tạo một lớp mỏng bao phủ quanh chân răng.
3. Dây chằng nha chu là những bó sợi liên kết, dày khoảng 0.25mm, một đầu bám vào cement, còn đầu kia bám vào xương ổ răng. Có nhiệm vụ giữ cho răng gắn vào xương ổ răng và có chức năng là vật đêmk, làm cho mỗi răng có sự xê dịch nhẹ trong khi nhai, giúp lưu thông máu, truyền lực để tránh tác dụng có hại của lực nhai đối với răng và nha chu. Kết quả khi nhai thức ăn giúp ta cảm nhận rất êm áu là do tác dụng co dãn của dây chằng nha chu và lực cắn được chia đều trên các răng.
4. Lợi là mô mềm bao phủ răng ở vùng ổ răng để che chở cho chân răng bên dưới. Nướu có màu hồng nhạt và bao quanh cổ răng một lớp rất mỏng, gai nướu ở vùng kẽ răng nhọn. Nướu săn chắc là nướu lành mạnh, nướu phồng rộp dễ chảy máu (khi ấn vào và khi chải răng thấy máu) là nướu đã bị viêm.
3. Đặc điểm của nhóm răng
Mỗi nhóm răng có đặc điểm và phục vụ các chức năng khác nhau
1.Răng cửa (răng số 1 và số 2) dùng để cắn thức ăn, có mặt lưỡi hình tứ diện, mặt lưỡi đôi khi có gờ dọc ở 2 bên bờ giống dạng chiếc xẻng, mỗi hàm có 2 chiếc răng cửa chia làm răng ngoài và răng trong.
2.Răng nanh (răng số 3) gồm có 4 răng dài chỉ có một núm, mũ răng dày sắc nhọn, thân răng dài, dùng để xé thức ăn.
3.Răng tiền cối còn gọi là răng hai núm, dùng để nghiền thức ăn.
4. Răng cối, thân răng có 3 núm. Chân răng cối nằm sát trên xoang hàm nên khi nhiễm trùng răng dễ gây nên tình trạng viêm xoang hàm. Răng cối hàm trên có 3 chân răng trong khi răng cối hàm dưới chỉ có 2 chân răng. Khoảng 18-25 tuổi, răng khôn sẽ mọc để hoàn chỉnh sự mọc răng, răng mọc lệch sẽ gây đau thậm chí làm hỏng răng bên cạnh. Tùy vào cơ địa từng người mà thời gian mọc răng khôn có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn, mọc không đầy đủ, một số trường hợp không bao giờ phát triển răng khôn lên đến 25%.
Hàm răng ngoài chức năng nhai còn mang lại tính thẩm mỹ cao
Thông qua những thông tin về cấu tạo răng giúp bạn nắm rõ về cấu trúc của răng. Đồng thời, răng được xem là bộ phận rất quan trọng, cần phải chăm sóc đúng cách nhằm duy trì tuổi thọ lâu dài, cũng như đảm bảo tính thẩm mỹ cho răng miệng.