ĐỘ TUỔI NÀO NÊN NIỀNG RĂNG
Các tiêu chí đánh giá nha khoa uy tín
ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA DÁN SỨ VENEER
Trồng răng Implant sau bao lâu thì ăn được?
Bọc răng sứ hay dán Veneer
Niềng răng là phương pháp chỉnh nha sử dụng các dụng cụ như mắc cài, dây cung, thun để điều chỉnh răng về đúng vị trí trên cung hàm, giúp bạn có một hàm răng đều và đẹp.
1.Độ tuổi lí tưởng nhất để niềng răng
Niềng răng dùng tác dụng vật lý để chỉnh răng trở về đúng vị trí, giúp bạn có một hàm răng đều và đẹp. Xác định được độ tuổi thích hợp nhất để áp dụng niềng răng sẽ mang lại hiệu quả cao
Cũng như Hiệp Hội nha khoa Quốc Tế các bác sĩ tại nha khoa Mỹ Nha khuyên các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi niềng răng ở lứa tuổi từ khi chiếc răng cố định cuối cùng đã mọc hoàn chỉnh tức là trẻ đang ở độ tuổi từ 6 tới 7 tuổi. Và lứa tuổi thích hợp nhất để niềng răng là trong khoảng 8, 9 tuổi tới 18 tuổi vì trong khoảng thời gian này cấu trúc xương của trẻ vị thành niên đang trong quá trình hoàn chỉnh, sẽ rất dễ uốn nắn các răng về vị trí theo ý mình vì thế thời gian phải đeo niềng răng sẽ ngắn và hiệu quả đạt được sẽ là cao. Hơn nữa niềng răng trong độ tuổi này sẽ thuận lợi hơn nhiều khi trẻ có rất nhiều thời gian và không vướng bận nào vào công việc hay lo ngại về vấn đề thẩm mỹ.
Mặc dù vậy, cũng không thể phủ định là những trường hợp ở lứa tuổi trung niên và hoa niên thì không thể chỉnh nha. Hiện nay với sự phát triển của xã hội, các nhu cầu của con người ngày càng tăng cao trong đó có nhu cầu làm đẹp và cũng vì nhu cầu thẩm mỹ ngày càng cao trong công việc mà ngày càng có nhiều người ở lứa tuổi trên 20 thậm chí các cụ 50 đều đến nha khoa với nhu cầu niềng răng, chỉnh nha để phục hình lại làm răng để che đi khuyết điểm. Điều chỉnh lại một chút ít để cải thiện nụ cười. Vì thế bạn đừng ngạc nhiên khi thấy những cụ già vẫn còn đeo niềng răng. Đó là vấn đề bình thường trong một xã hội hiện đại bởi ai cũng có nhu cầu và có quyền làm đẹp như nhau.
Theo hiệp hội chỉnh nha Hoa Kỳ (ADA), trẻ 7 tuổi là thời điểm thích hợp để khám điều trị niềng răng. Ở giai đoạn này, trẻ đã thể hiện khuynh hướng tăng trưởng và lệch lạc răng và xương nên cần phát hiện sớm và can thiệp kịp thời. Thời điểm niềng răng phụ thuộc vào tuổi cũng như hình thái lệch lạc của răng và xương hàm trong từng trường hợp cụ thể.
Có thể chia làm 2 giai đoạn để niềng răng hiệu quả. Giai đoạn đầu tiên, trẻ từ 7 – 9 tuổi. Bác sĩ sẽ theo dõi hàm răng hỗn hợp với mục đích dự phòng, can thiệp, sửa chữa những sai lệch, tạo khoảng xương hàm phù hợp cho các răng vĩnh viễn sắp mọc. Có những vấn đề thường gặp như khớp cắn sâu, chéo hay lệch lạc về xương hàm… có thể được loại bỏ bằng các khí cụ chức năng.
Giai đoạn thứ hai, khi trẻ từ 12 – 13 tuổi, răng trên hàm đã mọc đầy đủ. Đây là giai đoạn phổ biến nhất để niềng răng, xương hàm phát triển ổn định, phù hợp để can thiệp và mang lại hiệu quả niềng răng tốt nhất. Mục tiêu của giai đoạn điều trị này là nhằm di chuyển răng và sắp xếp lại răng để đạt kết quả thẩm mỹ và chức năng tối ưu. Thời gian niềng răng cho trẻ trong những trường hợp không nhổ răng là mất khoảng 18 tháng, trường hợp nhổ răng thì khoảng 24 tháng là đủ để có một nụ cười đẹp
Đối với những bé được chỉ định điều trị phòng ngừa bằng chỉnh nha niềng răng thì việc tiến hành điều trị sớm sẽ có nhiều cơ hội được hướng dẫn sự phát triển của xương hàm một cách thích hợp, giúp giảm nguy cơ chấn thương do tai nạn ở những răng cửa quá chìa, sửa những tật xấu gây nguy hiểm cho sự phát triển của răng và xương hàm như mút tay, đẩy lưỡi,…Việc phát hiện sớm các bất thường giúp cho những can thiệp trong tương lai được đơn giản và dễ dàng hơn.
Tuy không ở trong độ tuổi lý tưởng cho việc niềng răng – chỉnh nha, nhưng người lớn vẫn có thể được điều trị chỉnh hình răng mặt. Nhưng thời gian điều trị sẽ kéo dài và có thể gặp khó khăn hơn so với trẻ em vì cấu trúc xương hàm của người lớn lúc này đã không còn tăng trưởng.
Thời gian đeo niềng răng chỉnh nha thường là từ 18 tới 30 tháng. Đối với một số trường hợp phức tạp hoặc một số trường hợp đã cao tuổi thì có thể thời gian sẽ kéo dài hơn tùy vào mức độ. Đôi khi bệnh nhân phải đeo niềng răng suốt quãng đời còn lại do một số nguyên nhân tự thân mà bác sĩ không thể khắc phục được.
2.Phương pháp niềng răng hiệu quả
Không có một phương pháp nào là hiệu nhất có thể áp dụng trong mọi tình huống lâm sàng. Tùy vào xu hướng tăng trưởng và mức độ lệch lạc của xương hàm trong từng trường hợp cụ thể mới chọn được phương pháp phù hợp.
Nếu niềng răng không đúng cách có thể làm cho tình trạng càng nghiêm trọng hơn như tiêu xương hàm, lòi chân răng, tiêu chân răng, đau khớp thái dương hàm, rối loạn khớp cắn và hậu quả sẽ đưa đến tình trạng răng bị suy yếu, giảm chức năng nhai và kém thẩm mỹ. Về cơ bản có 2 loại khí cụ niềng răng. Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ phân tích, đánh giá từng tình trạng cụ thể mới quyết định lựa chọn loại khí cụ nào.
Loại khí cụ thứ nhất là khí cụ tháo lắp và khí cụ chức năng: có thể tháo lắp hàng ngày, phù hợp với các đối tượng trẻ em từ 6 -12 tuổi có hàm răng hỗn hợp, giúp phòng ngừa và điều trị những thói quen xấu ảnh hưởng đến răng và xương hàm – phòng tránh các hiện tượng răng vẩu, móm, khấp khểnh. Tuy nhiên, khí cụ này khá cồng kềnh, quá trình điều trị cũng dài hơn so với niềng răng và chỉ có thể áp dụng với một số trường hợp đơn giản.
Loại thứ hai là khí cụ cố định với mắc cài: được gắn chặt vào răng khi điều trị, chỉ tháo ra khi kết thúc điều trị, có thể bằng kim loại hoặc bằng vật liệu thẩm mỹ như sứ, composite. Khí cụ này có thể gắn ở phía ngoài (mắc cài mặt môi, má) hoặc phía trong (mắc cài mặt lưỡi), phù hợp với các đối tượng trên 12 tuổi, răng vĩnh viễn đã mọc đầy đủ. Loại khí cụ này thường được lựa chọn nhiều và mang lại hiệu quả cao nhất.
Hiện nay, còn có phương pháp niềng răng không mắc cài, còn gọi là niềng răng tròn suốt. Phương pháp niềng răng với khay trong suốt có thể tháo rời được vẫn có thể đem lại một hàm răng đẹp mà không ai phát hiện.
3.Chăm sóc răng sau niềng răng
Sau khi đeo khí cụ niềng răng, trẻ sẽ phải sống chung với vật thể này suốt quá trình điều trị. Để giúp vệ sinh răng miệng tốt, phụ huynh cần hướng dẫn kỹ cho trẻ để vừa không gây sứt mẻ các khí cụ, vừa không gây tổn thương tới các mô, nướu. Trẻ niềng răng nên sử dụng bàn chải chuyên dụng, sợi lông mềm và mịn, đồng thời chải răng đúng cách. Bàn chải có sợi lông mềm sẽ được chải nhẹ nhàng, xoay tròn để luồn xuống bên dưới dây thép trên mắc cài giúp lấy sạch hoàn toàn các mảng bám, thức ăn thừa.Một lời khuyên thêm cho trẻ niềng răng là nên sử dụng chỉ nha khoa cũng như kem đánh răng có chứa fluoride để hỗ trợ làm sạch răng và bảo vệ răng hiệu quả.