NHỮNG LƯU Ý CẦN BIẾT SAU KHI NIỀNG RĂNG, CHỈNH NHA

SAU KHI TRỒNG IMPLANT CÓ NIỀNG RĂNG ĐƯUỌC KHÔNG?
[TỔNG HỢP] 5 LOẠI MẮC CÀI PHỔ BIẾN NHẤT HIỆN NAY
NIỀNG RĂNG GIÁ BAO NHIÊU - YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH ĐẾN CHI PHÍ
[HỎI&ĐÁP] 20 TUỔI NIỀNG RĂNG BAO NHIÊU TIỀN
Niềng răng bao gồm những loại khí cụ nào

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha được áp dụng phổ biến hiện nay để có được hàm răng đều đặn, tăng tính thẩm mỹ. Sau khi nha sĩ cố định khí cụ niềng răng, bạn sẽ chung sống với chúng từ 1-2 năm tuỳ tình trạng mỗi người. Do đó việc có kiến thức chăm sóc cơ bản để không ảnh hưởng đến khí cụ vừa không gây tổn hại đến răng, nướu.

1.Vệ sinh răng miệng đúng cách khi niềng răng, chỉnh nha

 Mỗi loại niềng răng sẽ có cách chăm sóc khác nhau nhưng quy tắc chung là phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước và sau ăn để tránh thức ăn mắc vào kẽ răng hay dụng cụ niềng nếu không sẽ dễ hình thành mảng bám. Vi khuẩn trong mảng bám hấp thu đường và chuyển hóa thành axít kích thích nướu, gây sâu răng và hôi miệng.

Dùng bàn chải kẽ để làm sạch được hết các khe kẽ răng, đường viền lợi, túi lợi và rãnh mắc cài

Dùng chỉ nha khoa nhằm loại bớt vi khuẩn, mảng bám tại những vùng mà bàn chải không tiếp nhận được

Sử dụng tăm nước  để làm sạch vùng kẽ răng

Sử dụng kem đánh răng fluoride để giúp răng chắc khỏe trong suốt quá trình đeo khí cụ niềng răng. Nếu bạn có tiền sử sâu răng hay có nguy cơ sâu răng cao, nha sĩ của bạn sẽ kê thêm các biện pháp sử dụng fluoride khác như bôi gel hay verni có chứa fluoride.

2. Chế độ ăn uống

Khi niềng răng, lúc này răng cũng yếu hơn nên cần chú ý về chế độ ăn uống, thay vì sử dụng các thức ăn như bình thường thì nên sử dụng nhiều các thực phầm mềm, cắt nhỏ thức ăn để dễ dàng hơn trong quá trình nhai. Tránh ăn những thực phẩm quá cứng vì có thể gây ảnh hưởng đến dính vào mắc cài, đồng thời những thực phẩm màu dễ gây xỉn màu răng, thực phẩm nóng lạnh cũng hạn chế vì dễ gây ê buốt, nhức răng.

3. Không tự điều chỉnh dây mắc cài

 Đối với những người mới niềng thì các dây mắc cài sẽ gây khó chịu như vị trí cuối của khung niềng có thể chọc vào má, các mắc cài gây khó khăn trong việc ăn uống, nói chuyện… Lúc này nhất định không được tự ý điều chỉnh các dây cung hay mắc cài vì có thể ảnh hưởng đến hiệu quả, vị trí niềng mà bác sĩ đã cố định vào răng. Nếu quá khó chịu hoặc thường xuyên bị đâm vào lợi, khoang miệng thì hãy đến gặp nha sĩ niềng răng để được khám cẩn thận và điều chỉnh lại cho phù hợp.

4. Tuân thủ lịch khám định kì

Để đạt được hiệu quả niềng răng tốt nhất, ngoài việc chăm sóc răng miệng đúng cách, chú ý vận động thì cũng cần tuân thủ đúng lịch thăm khám theo lịch định kỳ của nha sĩ. Việc thăm khám định kỳ  giúp nha sĩ nắm rõ tình sức khỏe răng miệng của bạn, xử lý ngay lập tức khi có vấn đề xảy ra.

5. Đeo hàm duy trì sau khi niềng răng, chỉnh nha

Nhiều người lầm tưởng sau khi quá trình niềng răng kết thúc, kết quả sẽ duy trì vĩnh viễn. Thực tế, nếu không có bất kỳ sự can thiệp nào sau đó, răng vẫn có thể chạy về vị trí cũ, đặc biệt với người cần chỉnh nha do cấu trúc xương hàm, xương chân răng. Người có khung miệng hô vẫn sẽ có nguy cơ tiếp tục hô và tương tự với các trường hợp khác. Vì vậy, bạn cần nghe theo hướng dẫn của nha sĩ và đeo hàm duy trì, tránh để tình trạng tiền mất tật mang.