RĂNG KHÔN BỊ SÂU CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Khi nào cần cấy Implant và cách chăm sóc răng Implant
TRỤ STRAUMANT SLA CÓ XUẤT XỨ VÀ GIÁ CẢ NHƯ THẾ NÀO?
TRỤ BRATH CÓ XUẤT XỨ VÀ GIÁ CẢ NHƯ THẾ NÀO?
TRỤ OSSTEM CÓ XUẤT XỨ VÀ GIÁ NHƯ THẾ NÀO?
TRỤ HI-OSSEN CÓ XUẤT XỨ VÀ GIÁ CẢ NHƯ THẾ NÀO

Bản thân việc sâu răng đã không tốt cho sức khoẻ răng miệng, với răng khôn lại càng không tốt bởi những tác hại vô cùng nguy hiểm mà nó mang lại

1. Răng khôn là gì

Răng khôn mọc ở phía trong cùng trên cung hàm, hơn nữa thường bị mọc lệch, mọc ngang, tạo khe hở với răng bên cạnh. Điều này sẽ khiến cho các vụn thức ăn bị mắc kẹt lại, sản sinh ra vi khuẩn, rồi từ đó tạo thành những mảng bám. Những mảng bám này thường chứa rất nhiều axit, có khả năng phá vỡ lớp men bảo vệ răng nên gây ra hiện tượng bào mòn. Về lâu dài, nếu không được khắc phục, các axit này sẽ tạo ra các lỗ nhỏ li ti trên răng, khiến răng khôn bị sâu.

Sâu răng khôn với nhiều biến chứng nguy hiểm

2. Dấu hiệu nhận biết khi sâu răng khôn

- Đau răng: những cơn đau xuất hiện liên tục và ngắt quãng kể cả khi không bị tác động vào răng.

- Răng khôn bị nhạy cảm: bạn sẽ cảm thấy đau hoặc ê buốt khi sử dụng thực phẩm lạnh, ngọt hoặc chua.

- Răng khôn bị thay đổi màu sắc: dấu hiệu này dễ quan sát hơn ở răng khôn hàm dưới so với răng khôn hàm trên. Lúc này bạn có thể nhận thấy những dấu hiệu sâu răng là những đốm xám, nâu hoặc đen xuất hiện trên bề mặt răng.

- Hơi thở có mùi: vi khuẩn sâu răng sẽ hình thành các lỗ trên bề mặt răng. Thức ăn sẽ bị mắc kẹt và đồng thời khu vực răng khôn cũng rất khó được vệ sinh sạch sẽ. Chính điều này làm sâu răng trở thành ổ vi khuẩn và gây ra mùi hôi khó chịu.

3. Biến chứng nguy hiểm khi bị sâu răng khôn

.- Suy giảm sức khoẻ răng miệng: răng không sâu nếu không phát hiện và điều trị sớm, về lâu về dài thì nó bắt đầu xâm nhập vào bên trong tủy. Đây là khu vực tập trung nhiều dây thần kinh và các mạch máu. Lúc này, các tổn thương sẽ khiến bạn vô cùng đau nhức và nguy cơ bị mất răng ngày càng cao hơn.

Sâu răng khôn khiến bạn vô cùng đau nhức, khó chịu

- Dễ mắc các bệnh về đường tiêu hoá: đau răng dẫn đến việc ăn nhai gặp nhiều khó khăn, gây biếng ăn hoặc nhai nuốt thức ăn không kỹ trước khi đưa xuống hệ tiêu hóa. Điều này sẽ khiến cho đường tiêu hóa của bệnh nhân xuất hiện nhiều vấn đề như đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa.

- Mất ngủ nghiêm trọng: những cơn đau nhức ê buốt dữ dội sẽ khiến cho bạn không thể ngủ ngon giấc. Điều này đặc biệt có thể nhận thấy rõ nhất ở những người có thói quen nghiến răng. Và nếu để càng lâu thì cơ thể sẽ nhanh bị suy nhược. Đồng thời có cả sự thay đổi về tính cách như cáu gắt, bứt rứt, khó chịu.

4. Xử lý khi răng khôn bị sâu

Khi nghĩ đến răng khôn bị sâu, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến việc nhổ răng. Tuy nhiên, thực tế đây được xem là phương pháp cuối cùng nếu như răng bị sâu quá nặng. Tùy vào mức độ sâu răng của bạn mà bác sĩ sẽ có những biện pháp điều trị phù hợp.

Tùy vào mức độ và vị trí răng khôn sâu nha sĩ đưa ra phương án giải quyết

Gel Florua: nếu bạn đang bị sâu răng khôn ở giai đoạn đầu thì bác sĩ sẽ dùng gel Florua để hỗ trợ tăng cường men răng. Nhờ đó mà răng của bạn sẽ có khả năng chống lại các axit từ mảng bám. Tình trạng sâu răng sẽ được ngăn ngừa hữu hiệu hơn.

Trám răng: nếu như răng khôn đã xuất hiện những lỗ sâu nhưng chưa xâm nhập vào tủy thì bác sĩ sẽ tiến hành phương pháp trám răng. Phương pháp này có hơi ê buốt do đó mà bác sĩ sẽ gây tê cục bộ trước khi tiến hành trám răng.

Nhổ bỏ răng: khi răng đã bị hư hỏng quá nặng và có nguy cơ ảnh hưởng đến các răng kế cận thì buộc bác sĩ phải nhổ bỏ răng này. Việc này sẽ giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng của bệnh nhân.