RĂNG KHÔN MỌC DẠI ĐỪNG NGẠI BỎ ĐI
RĂNG SỨ KIM LOẠI HAY RĂNG TOÀN SỨ?
5 ĐIỀU NHẤT ĐỊNH PHẢI BIẾT TRƯỚC KHI BỌC RĂNG SỨ
Cấy ghép Implant All On 6 là gì? Có tốt không?
Cấy ghép Implant All On 4 và những điều bạn chưa biết
Răng khôn là tên thường gọi của răng số 8, hay răng cối lớn thứ ba, thường xuất hiện trên cung hàm của bạn sau 16 tuổi. Việc nhổ bỏ răng khôn nên được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt, nhất là những răng khôn mọc kẹt hoặc mọc ngầm.
Cho đến nay, ngoại trừ các răng khôn mọc lệch hoặc ngầm cần phải nhổ, đối với các răng khôn mọc thẳng, người ta vẫn chưa biết trước được liệu răng này khi mọc có gây biến chứng hay không? Một số nha sĩ khuyên nên nhổ bỏ răng khôn dù chiếc răng này chưa gây khó chịu cho bạn. Mặc dù có các quan điểm khác nhau, song bạn cũng cần hiểu rõ những lợi ích hoặc bất lợi có thể xảy ra khi giữ lại hay nhổ bỏ răng khôn.
CÁC BẤT LỢI CÓ THỂ XẢY RA KHI GIỮ LẠI RĂNG KHÔN
1. Viêm lợi trùm răng khôn
Là một nhiễm trùng rất hay gặp trong quá trình mọc răng. Bệnh biểu hiện bởi hiện tượng viêm tấy nướu quanh bề mặt răng khôn. Ðôi khi có kèm theo sốt và đau vùng góc hàm. Người bệnh có thể há miệng hạn chế. Vài trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến viêm các tổ chức liên kết gây sưng mặt. Ðể giải quyết viêm lợi trùm răng khôn, một số nha sĩ khuyên chỉ nên cắt lợi trùm, tuy nhiên viêm lợi trùm thường tái phát sau cắt.
2. Bệnh viêm nha chu
Rất thường xảy ra trên các răng khôn. Theo thống kê của các nước như Mỹ, Anh, Ðức..., xương ổ răng và nướu vùng răng khôn rất dễ bị ảnh hưởng. Nếu đo túi nha chu vùng này, thường phát hiện túi sâu trên 5mm, nhất là ở bệnh nhân có tình trạng vệ sinh răng miệng kém, bệnh viêm nha chu sẽ dễ phát triển.
3. Răng mọc chen chúc
Thường gặp khi các răng khôn mọc kẹt đẩy các răng nằm phía trước. Chỉ một răng khôn nằm thấp hơn (mọc kẹt) cũng có thể xô đẩy 2 răng cối lớn, 2 răng cối nhỏ và 1 răng nanh, để cuối cùng gây nên sự chen chúc ở các răng cửa. Ðể ngăn ngừa sự mọc chen chúc các răng, việc nhổ bỏ răng khôn là cần thiết.
4. Làm hư các răng khác
Răng khôn mọc kẹt có thể làm hư các răng nằm phía trước nó. Việc mọc kẹt tạo điều kiện cho sự nhồi nhét thức ăn ở mặ? xa răng số 7 và dẫn đến sâu răng vùng này. Ngoài ra, nó cũng tạo ra túi nha chu ở mặt xa răng số 7 (theo một thống kê ở Mỹ, hơn 30% có túi nướu khoảng 5mm ở răng số 7 trong trường hợp này). Một số trường hợp hiếm hơn, các răng khôn mọc kẹt có thể gây tiêu chân răng xa ở các răng kế cận.
5. Viêm mô tế bào
Là biến chứng khá nặng với các biểu hiện như: má bị phồng lên, da căng, màu bình thường hay hơi đỏ, sờ vào bị đau. Người bệnh đau nhức dữ dội, nhai khó, há miệng khó, có khi cứng hàm hoàn toàn; Có thể nóng sốt, mệt mỏi, không ăn ngủ được, nếu không điều trị hoặc điều trị không đúng, mủ sẽ thoát ra qua một lỗ rò trong miệng hoặ? ra ngoài da.
6. U nguyên bào men: Hiếm gặp và việc điều trị thường là phải cắt đoạn xương hàm.
CÓ PHẢI TẤT CẢ CÁC RĂNG KHÔN ĐỀU PHẢI NHỔ?
Trước đây, răng khôn ít khi phải loại bỏ. Tuy nhiên hiện nay ở nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, hằng năm có khoảng 5 triệu người bị loại bỏ răng khôn.
Tại Mỹ, nhiều nha sĩ và bác sĩ phẫu thuật răng miệng tin rằng mọc răng khôn không có nhiều biến chứng nguy hiểm nếu bạn có biện pháp phòng ngừa, giảm nguy cơ nhiễm trùng, bệnh nướu và sâu răng. Với những trường hợp nghiêm trọng phải nhổ răng khôn, những người trẻ tuổi sẽ thực hiện dễ dàng hơn so với những người lớn tuổi.
Năm 2007, Jay Friedman đã đặt câu hỏi này, trong một bài báo được đăng trên Tạp chí Sức khỏe Cộng đồng Hoa Kỳ. Ông gọi việc loại bỏ răng khôn không cần thiết là “mối nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng”.
Friedman chỉ ra rằng 11 triệu bệnh nhân bị liệt ở một mức độ nào đó ở môi, má hoặc lưỡi, nguy hiểm hơn là qua đời khi nhổ răng khôn. Ông lập luận rằng, điều này có thể tránh được nếu nha sĩ chỉ nhổ răng nếu chúng gây ra vấn đề.
Có thể thấy, không cần phải nhổ răng khôn nếu chúng mọc ổn định, người đó nên vệ sinh răng miệng hằng ngày để đảm bảo răng phát triển tốt nhất.
VẬY TRƯỜNG HỢP NÀO RĂNG KHÔN CẦN LOẠI BỎ?
- Tùy thuộc vào cách mọc răng khôn có thể:
- Nhiễm trùng trung mô: Răng bị nghiêng về phía trước miệng
- Răng chỉ mọc một phần: Răng không phá vỡ đường nướu
- Bất lực phân ly: Răng bị lệch về phía sau của miệng
- Răng mọc ngang: Răng nằm nghiêng ở góc 90 độ
NHA KHOA THẨM MỸ VIỆT ĐỨC
CS1: 98A Đội Cấn - Ba Đình - Hà Nội
CS2: 393 Trường Chinh - Thanh Xuân - Hà Nội
Hotline: 0967692020 - 0966362020
Website: http://nhakhoathammyvietduc.com/