RĂNG KHÔN VÀ NHỮNG BIẾN CHỨNG | 2+ LƯU Ý SAU KHI MỔ
RĂNG SỨ KIM LOẠI HAY RĂNG TOÀN SỨ?
5 ĐIỀU NHẤT ĐỊNH PHẢI BIẾT TRƯỚC KHI BỌC RĂNG SỨ
Cấy ghép Implant All On 6 là gì? Có tốt không?
Cấy ghép Implant All On 4 và những điều bạn chưa biết
Răng khôn khiến nhiều người đau đớn và khó chịu. Nó là những chiếc răng hình thành sau cùng và không gặp ở trẻ em. Nhiều trường hợp răng khôn mọc lệch đã gây ra những biến chứng nguy hại cho sức khỏe răng miệng. Cùng nha khoa thẩm mỹ Việt Đức tìm hiểu những thông tin hữu ích về chiếc răng trên nhé!
1. Thế nào là răng khôn mọc lệch
Răng khôn (Wisdom tooth) hay còn được gọi với tên gọi khác là răng hàm lớn thứ ba hoặc răng số tám. Độ tuổi thường mọc hàm lớn số ba là từ 17 - 25 tuổi, tuy nhiên có nhiều trường hợp mọc muộn hơn.
Trong độ tuổi này xương hàm cứng hơn, ít tăng trưởng về kích thước, lớp niêm mạc và mô mềm trở lên dày chắc,… khiến cho răng mọc lệch hoặc mọc ngầm và nằm phía trong cạnh răng hàm, nhất là gặp ở hàm dưới. Chính vì vậy khiến cho việc ăn uống và vệ sinh thức ăn gặp khó khăn. Tuy nhiên các răng này ít khi tham gia vào quá trình nhai thức ăn nên bạn nên có biện pháp can thiệp kịp thời, thông thường hay được chỉ định nhổ răng khôn.
Các tư thế thường gặp khi mọc răng hàm lớn thứ 3 là mọc thẳng, mọc lệch ngoài, lệch vào trong, nằm ngang, nằm ngược,…
2. Biến chứng khi răng khôn mọc lệch
2.1. Viêm nướu trùm, viêm nhiễm tại chỗ
Khi việc vệ sinh răng gặp khó khăn tại vị trí răng mọc lâu ngày dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, sưng đỏ, đau quanh thân răng, viêm nướu trùm, apxe, cứng hàm. Khi tình trạng trên kéo dài khiến vùng xương xung quanh nó bị phá hủy và còn có thể lan sang răng bên cạnh. Nếu không chữa trị kịp thời có thể khiến viêm vùng xương hàm, nhiễm trùng huyết, viêm màng trong tim, nhiễm trùng sang mang tai, má,…
2.2. Sâu răng bên cạnh (sâu răng số 7)
Khi răng số tám mọc lệch, kẹp nghiêng tựa vào răng hàm bên cạnh, vì vậy thức ăn thường bị tích tụ lại và khó làm sạch được dẫn tới bị sâu răng hàm kế bên. Mà răng hàm này có chức năng vô cùng quan trọng trong việc nhai thức ăn.
2.3. Gây u, nang thân răng
Khi bị nhiễm trùng mạn tính quanh thân răng kèm với túi răng còn sót khi mọc không hoàn chỉnh dẫn đến hình thành u xương hàm như nang thân răng, K xương hàm,… Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới tiêu xương hàm dần dần, tăng nguy cơ bị gãy xương hàm.
2.4. Gây rối loạn cảm giác và phản xạ
Có nhiều dây thần kinh liên quan tới hàm răng nên khi răng số tám mọc lệch và ngầm gây chèn ép các dây thần kinh. Việc đó dẫn tới dây thần kinh cảm giác ở môi, da, niêm mạc và răng bị giảm hoặc không có cảm giác. Đặc biệt có thể gây nên hội chứng giao cảm như đau một bên mặt, phù hoặc đỏ quanh vùng ổ mắt.
Ngoài ra việc nó mọc lệch và ngầm có thể dẫn tới sự xô đẩy và chen chúc giữa các răng.
3. Khi nào nên nhổ răng khôn
- Khi răng số tám mọc lệch và ngầm gây đau đớn, viêm sưng tấy, sâu răng, hàm răng bị xô đẩy, chen chúc nhau,…
- Khi răng bị mọc lệch không tham gia vào quá trình nhai thức ăn nhưng lại gây trở ngại khi vệ sinh sạch sẽ răng miệng.
- Răng khôn mọc thẳng, không bị cản trở nhưng nhưng không có răng đối diện ăn khớp; hoặc có hình dạng bất thường, khó vệ sinh,... có thể gây sâu răng, viêm nha chu về sau.
- Nhổ theo yêu cầu khi cần chỉnh hình răng mặt, phục hình.
- Theo lời khuyên của một số chuyên gia răng - hàm - mặt, bạn nên nhổ răng khôn hàm dưới khi mọc ngầm hoặc lệch đề tránh những tai biến đau nhức và giúp đơn giản cho công việc hậu phẫu thuật.
4. Những điều bạn nên lưu ý sau khi nhổ
4.1. Những biến chứng có thể xảy ra sau khi nhổ
Dưới đây là một số biến chứng tiềm ẩn sau khi nhổ răng như:
- Sau khi nhổ răng, nếu bạn vệ sinh và chăm sóc không đúng cách có thể dẫn tới nhiễm trùng. Khi bị nhiễm trùng bạn thường có các dấu hiệu như dịch màu vàng hoặc trắng, sốt, đau và sưng liên tục,… khi đó bạn cần đến gặp bác sĩ ngay.
- Do xương mới chậm phát triển trong ổ răng rỗng dẫn đến chậm liền vết thương. Tuy việc phục hồi này diễn ra lâu nhưng không nhất thiết phải đi khám lại.
- Khi cục máu đông không phát triển trong ổ răng trống hoặc bị tuột ra sẽ dẫn đến khô ổ răng. Bạn nên gặp bác sĩ sớm khi xảy ra hiện tượng trên.
- Tê hàm vĩnh viễn do dây thần kinh bị tổn thương dẫn đến mất cảm giác. Nguy cơ bị tê hàm rất thấp, có thể xảy ra trường hợp tê hàm trong vài tuần hoặc vài tháng. Tuy nhiên bạn không nên chủ quan, nếu bị tê quá một tháng thì nên đi khám lại.
4.2. Những việc bạn nên làm và không nên làm sau khi nhổ
Những điều bạn nên làm sau khi nhổ răng:
- Bạn nên cắn chặt miếng gạc trong 20 phút để ngừng máu, không nên ngậm lâu vì gây nhiễm khuẩn ngược.
- Chườm đá ngay sau khi nhổ, trong ngày đầu tiên sau khi nhổ để giảm sưng và khi bạn bị đau nhức quá.
- Uống thuốc theo đúng đơn bác sĩ kê cho bạn.
- Sau 24 - 48 giờ cần phải vệ sinh sạch răng miệng, súc miệng với nước súc miệng chuyên dụng.
- Nên ăn đồ ăn mềm, lỏng, dễ nuốt như súp, sinh tố, chuối nghiền,…. và hạn chế nhai mạch khu vực nhổ răng, tránh những đồ ăn có tính axit, cay, nóng và đồ ăn cứng vì có thể khiến vết thương lâu lành.
Dưới đây là những điều các chuyên gia khuyên bạn không nên làm sau khi thực hiện nhổ răng:
- Bạn không nên đánh răng trong vòng 24 giờ hoặc súc miệng liên tục và mạnh sau khi thực hiện thủ thuật nhổ răng vì như vậy sẽ khiến cục máu đông bị vỡ.
- Sau khi nhổ bạn luôn cảm thấy vướng víu nên hay có hành động lấy tay hoặc lưỡi chạm vào khu vực nhổ răng. Bạn cần tránh những hành động trên vì có thể khiến máu chảy nhiều hơn hoặc bị nhiễm trùng vết thương.
- Không nên tập thể dục với cường độ cao hoặc làm công việc gây mất sức.
- Trong những ngày đầu nhổ răng bạn không nên sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, đồ uống có gas hay hút thuốc.
- Tiếp xúc trực tiếp nên vùng vết thương bằng đá hoặc nước lạnh để làm giảm sưng đau.
- Khạc nhổ hoặc ngậm nước muối ngay sau khi nhổ răng.
- Đặc biệt không được dùng ống mút, dùng lực mạnh ở khu vực cơ miệng hoặc nhai kẹo cao su.
Qua các thông tin hữu ích trên, bạn đã có những kiến thức nhất định về vấn đề liên quan tới răng khôn. Nha khoa thẩm mỹ Việt Đức là một trong cơ sở uy tín hàng đầu tại Hà Nội, tập hợp các bác sĩ giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao, cùng trang thiết bị y tế được đầu tư hiện đại phục vụ cho quá trình thăm khám, nhổ răng đúng quy trình chuyên môn của Bộ Y tế. Qua đó tăng chất lượng dịch vụ, mang lại hiệu quả cao, giảm nguy cơ nhiễm trùng và các biến chứng nguy hiểm.