RĂNG SỐ 7 VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

TRẢI NGHIỆM LÀM RĂNG SỨ TẠI NHA KHOA THẨM MỸ VIỆT ĐỨC
CHỌN NHA KHOA UY TÍN - CHỌN NỤ CƯỜI KHOẺ ĐẸP
BỌC RĂNG SỨ CÓ LÀM RĂNG THẬT YẾU ĐI KHÔNG?
RĂNG SỨ KIM LOẠI HAY RĂNG TOÀN SỨ?
5 ĐIỀU NHẤT ĐỊNH PHẢI BIẾT TRƯỚC KHI BỌC RĂNG SỨ

Răng số 7 là một trong những răng đóng vai trò quan trọng nhất đối với chức năng ăn nhai của cung hàm, do đó, việc có nên nhổ răng  hàm số 7 hay không luôn là vấn đề cần cân nhắc thật kĩ trước khi quyết định.

 

1. Răng số 7 là răng gì?

Răng hàm số 2 bắt đầu mọc sau khi trẻ thay hết hàm răng sữa (từ 6 – 8 tuổi). Chính vì vậy mà chúng sẽ tồn tại mãi mãi cùng với chúng ta trong cuộc sống. Răng số 7 sẽ không mọc lại khi chúng có bất kì tổn thương hay bạn nhổ nó đi.

Trong thực tế, ai cũng cho rằng, răng số 7 là răng hàm sữa, nên chúng có thể mọc lại khi trẻ bắt đầu thay răng. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn sai. Vì răng hàm số 2 chỉ mọc khi răng sữa đã thay toàn bộ và chúng sẽ không mọc lại lần 2. Chính vì suy nghĩ sai lầm này mà nhiều người đã phải nhổ bỏ răng cối vì khi còn nhỏ cha mẹ không chăm sóc đúng cách.

2. Những đặc tính của răng số 7

Răng số 7 là răng hàm thực hiện chức năng nghiền nát thực phẩm khi ăn. Nó  có vai trò rất quan trọng trong quá trình thực hiện tiêu hóa thức ăn.

Do vị trí răng khó tiếp cận nên việc vệ sinh răng sẽ khó hơn so với các răng khác. Và cần được thực hiện cần thận và kỹ lưỡng hơn. Nếu vệ sinh không cẩn thận, răng cối số 2 luôn là chiếc răng có nguy cơ bị sâu răng cao nhất. Gây tác động xấu đến sức khỏe do thức ăn không được nhai kỹ.

Răng số 7 là răng hàm nên thân răng rất lớn, chân răng cũng lớn. Hệ thống dây chằng và mạch máu xung quanh chân răng cũng nhiều hơn so với chân răng khác. Nên răng nếu phải nhổ bỏ thì thao tác thực hiện cũng có khăn hơn nhiều. Và chi phí nhổ răng cũng sẽ cao hơn.

Tuy nhiên có một đặc điểm không giống nhau giữa mỗi người đó là số chân răng không cố định. Có người răng số 7 có 3 chân, có người lại có 1 chân. Điều này là phát triển bẩm sinh và không bị yếu tố bên ngoài thay đổi. Dù răng hàm 2 có mấy chân, thì chức năng của răng cũng không thay đổi.

3. Nhổ răng hàm số 7 có nguy hiểm không?

Khi bắt buộc phải nhổ răng hàm, bạn cũng không cần phải quá lo lắng vì với những công nghệ nhổ răng hiện đại như hiện nay, thì việc nhổ răng số 7 cũng như những răng hàm khác đều không gây ra bất cứ nguy hiểm nào đối với sức khỏe của bệnh nhân.

Hơn nữa, trước khi nhổ răng, các bác sĩ cũng tiến hành chụp x-quang để xác định vị trí mọc của răng như thế nào, có liên quan hay ảnh hưởng gì đến các dây thần kinh, nếu nhổ bỏ có ảnh hưởng gì đến cấu trúc của xương hàm, có tác động xấu gì đến những răng xung quanh hay không… rồi mới tiến hành nhổ nên có thể nói đây là quá trình tuyệt đối an toàn.

Một số bệnh nhân gặp phải các bệnh lý như: Rối loạn chức năng máu, bệnh cao huyết áp, bệnh tiểu đường… cần thông báo cho bác sĩ về tình trạng cụ thể của mình để các bác sĩ có thể đánh giá, cân nhắc thật kĩ trước khi đưa ra quyết định rằng có nên nhổ răng hay không.

Sau khi răng số 7 bị nhổ, sẽ tạo ra một khoảng trống trên cung hàm, và việc ăn nhai chắc chắn sẽ bị nhiều ảnh hưởng. Do đó, lựa chọn một phương pháp phục hình, nhằm tạo ra một chiếc răng giả vừa có chức năng, vừa đáp ứng được yêu cầu về thẩm mỹ là điều vô cùng quan trọng. Và trong trường hợp này, cấy ghép implant là giải pháp duy nhất, hoàn hảo.