SÂU RĂNG - SÁT THỦ ÂM THẦM NẾU CHỦ QUAN

BỌC RĂNG SỨ CÓ LÀM RĂNG THẬT YẾU ĐI KHÔNG?
RĂNG SỨ KIM LOẠI HAY RĂNG TOÀN SỨ?
5 ĐIỀU NHẤT ĐỊNH PHẢI BIẾT TRƯỚC KHI BỌC RĂNG SỨ
Cấy ghép Implant All On 6 là gì? Có tốt không?
Cấy ghép Implant All On 4 và những điều bạn chưa biết

Theo điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc của Viện Răng Hàm Mặt, tỷ lệ sâu răng của trẻ 12 tuổi là 57,3%, tỷ lệ này là 72,3% ở nhóm tuổi từ 35 – 44 tuổi, 47,3% mất răng toàn bộ cho thấy mức độ phổ biến của bệnh lý này.

1.Sâu răng là gì?

Thực chất là sự tiêu hủy cấu trúc vôi hóa vô cơ (tinh thể canxi) của men răng và ngà răng, tạo nên lỗ hổng trên bề mặt răng. Sâu răng có thể diễn ra ở bề mặt răng hoặc chân răng, tiến triển từ từ qua men răng, ngà răng và nặng nhất là phá hoại tủy.

Khi răng bị sâu thì lúc đầu răng sẽ xuất hiện các chấm sâu đen nhỏ, chưa có lỗ sâu răng, không đau và bạn vẫn ăn uống bình thường. Sau một thời gian thì màu răng sẽ chuyển sang màu nâu hoặc đen, xuất hiện lỗ răng sâu, thức ăn dễ rắt vào lỗ sâu nên gây đau buốt khi ăn đồ nóng hoặc lạnh. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến đáy lỗ sâu bị bong canxi, mềm hóa, gây đau đớn, nguy hiểm hơn tủy răng có thể bị viêm theo.

2. Nguyên nhân gây bệnh sâu răng:

  • Vi khuẩn gây bệnh sâu răng tồn tại và bám trên bề mặt răng nhờ lớp mảng bám răng (dân gian gọi là bựa răng).
  • Đường trong thức ăn và đồ uống: Vi khuẩn sử dụng đường để tạo và phát triển các mảng bám răng. Đồng thời chúng tiêu hóa đường để tạo axit, ăn mòn dần các chất vô cơ ở men răng và ngà răng, làm thành lỗ sâu.
  • Thời gian vi khuẩn và đường tồn tại trong miệng. Nói chung vi khuẩn luôn tồn tại trong miệng. Còn đường thường tồn tại từ 20 phút đến khoảng 1 giờ trong miệng sau khi ăn, tùy thuộc vào hình thức chế biến trong thức ăn (đặc quánh hay lỏng, loãng).

3. Sát thủ âm thầm với răng miệng - nếu bạn chủ quan

Ảnh hưởng đến tinh thần: Những cơn đau nhức răng kèm theo đau đầu sẽ thường xuyên xuất hiện khi bạn bị sâu răng. Gây ảnh hưởng trực tiếp đến ăn uống, giấc ngủ, khiến bạn đuối sức. Tinh thần do đó mà sụt giảm nghiêm trọng.Bạn sẽ dễ cáu gắt, khó chịu. Trẻ nhỏ thì chán ăn, quấy khóc khiến cơ thể bị suy nhược.

Gây viêm tủy: vi khuẩn thức ăn từ các mảng bám thức ăn thừa, tấn công men răng sâu dần vào ngà răng và tủy gây viêm tủy răng. Đi kèm với triệu chứng đau nhức, ê buốt kéo dài nên rất khó chịu, nhiều trường hợp vì đau răng mà mất ngủ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ cơ thể.

Gây mất răng vĩnh viễn: Sâu răng ăn sâu vào tuỷ gây viêm tuỷ làm răng suy yếu dần đến lúc không còn khả năng chữa trị sẽ phải nhổ bỏ, mất răng vĩnh viễn. Hoặc gây tình trạng viêm nướu, viêm nha chu làm mô nướu không còn bám chặt vào thân răng làm răng lỏng lẻo, dễ rơi ra khỏi ổ xương hàm.

Nguy cơ mắc bệnh viêm xoang: Các bệnh lý viêm, nhiễm trùng răng miệng đã được chứng minh là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh viêm xoang, viêm mũi. Do sự viêm nhiễm của các răng nằm trên có chân răng nằm sát với xoang hàm, khi nhiễm trùng răng đã lan rộng gây viêm xoang nặng thì buộc phải điều trị thêm bệnh viêm xoang mới dứt hẳn.

4. Những cách điều trị sâu răng hiệu quả hiện nay

Trám răng: Trong trường hợp răng bị chớm sâu, độ sâu của lỗ sâu < 2mm không vỡ lớn thì trám răng chính là giải pháp tối ưu nhất. Với việc sử dụng các vật liệu như: Composite hay Fuji trám bít lỗ sâu sau khi nạo sạch vi khuẩn hoặc lấy tủy trong trường hợp tủy bị tổn thương sẽ phục hồi tính thẩm mỹ và ngăn chặn sự phát triển, xâm nhập của vi khuẩn gây sâu răng, giúp bảo vệ răng hiệu quả. Hơn thế nữa, phương pháp này còn được đánh giá cao bởi tiết kiệm chi phí, thực hiện nhanh chóng, an toàn và chất liệu trám bền chắc lâu dài theo thời gian.

Bọc răng sứ:  chỉ định trong trường hợp răng bị vỡ mẻ lớn, răng sau khi điều trị tủy hoặc đòi hỏi tính thẩm mỹ cao. Nha sĩ sẽ tiến hành nạo sạch vết sâu, sau đó thực hiện mài cùi răng và bọc răng sứ đã thiết kế theo đúng hình dáng - kích thước răng thật lên, nhằm ngăn chặn sâu răng, tái tạo răng đều đẹp, trắng sáng tự nhiên, lấy lại chức năng ăn nhai. Đặc biệt, răng sứ hoàn toàn không gây bất kỳ ảnh hưởng nào đến sức khỏe răng miệng và không đổi màu trong quá trình dùng.

Nhổ răng: là phương pháp chỉ định bắt buộc của nha sĩ khi răng bị tổn thương quá nghiêm trọng, đến mức chỉ còn chân răng và lây lan xuống nướu, xương ổ răng gây viêm, áp xe xương ổ răng…Thủ thuật này không quá phức tạp, được tiến hành rất nhanh, không gây đau hay để lại biến chứng gì cho bệnh nhân sau quá trình điều trị