TẠI SAO BỌC RĂNG SỨ XONG UỐNG NƯỚC LẠNH BỊ BUỐT

Khi nào cần cấy Implant và cách chăm sóc răng Implant
TRỤ STRAUMANT SLA CÓ XUẤT XỨ VÀ GIÁ CẢ NHƯ THẾ NÀO?
TRỤ BRATH CÓ XUẤT XỨ VÀ GIÁ CẢ NHƯ THẾ NÀO?
TRỤ OSSTEM CÓ XUẤT XỨ VÀ GIÁ NHƯ THẾ NÀO?
TRỤ HI-OSSEN CÓ XUẤT XỨ VÀ GIÁ CẢ NHƯ THẾ NÀO

Có trường hợp bọc răng sứ xong uống nước lạnh bị buốt khiến nhiều người lo lắng. Hãy cùng đi tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp khắc phục ngay nhé!

Răng sau bọc răng vẫn đảm bảo hoạt động ăn nhai như bình thường, không đau nhức hay gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, có trường hợp bọc răng sứ xong uống nước lạnh bị buốt khiến nhiều người lo lắng. Hãy cùng đi tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp khắc phục ngay nhé!

1. Nguyên nhân răng sứ bị ê buốt khi uống lạnh

Tại sao bọc răng sứ xong uống nước lạnh bị buốt? Cùng nha khoa thẩm mỹ Việt Đức tìm hiểu 5 nguyên nhân phổ biến dưới đây nhé!

1.1. Chưa điều trị triệt để tủy răng

Các bệnh lý răng miệng cần phải được điều trị dứt điểm trước khi tiến hành phục hình. Bệnh sâu răng, viêm tủy răng nếu còn tồn tại ở cùi răng sẽ khiến bạn cảm thấy đau buốt sau khi bọc sứ.

Tình trạng này nếu không xử lý kịp thời thì vi khuẩn viêm nhiễm sẽ phá hủy toàn bộ cấu trúc của răng thật. Từ đó dẫn đến nguy cơ răng lung lay, mất răng và nhiều vấn đề răng miệng khác.

1.2. Răng sứ ê buốt khi uống lạnh do mài răng quá nhiều

Thông thường, tỷ lệ mài răng để bọc sứ không được vượt quá 2mm. Tuy nhiên, bác sĩ tay nghề kém có thể mài răng quá nhiều làm tác động đến tủy răng bên trong. Khi đó, răng bị kích thích và dễ bị ê buốt khi uống lạnh.

1.3. Chế tác răng sứ sai kích thước

Quá trình làm răng sứ sai kích thước sẽ gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động ăn nhai và khớp cắn. Răng sứ không vừa vặn với cùi răng làm hở chân răng, khi răng tiếp xúc với đồ ăn lạnh sẽ bị đau buốt. Nghiêm trọng, răng sứ làm lệch khớp cắn nếu kéo dài có thể gây đau khớp hàm, đau đầu.

1.4. Răng sứ kém chất lượng

Không ít trường hợp muốn làm răng sứ giá rẻ nên đã không chú trọng đến nguồn gốc, xuất xứ của răng. Khi đó, nếu răng sứ kém chất lượng và không đảm bảo về tính dẫn nhiệt sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai khi gặp nóng hoặc lạnh, làm tác động xấu đến cùi răng thật.

1.5. Răng quá nhạy cảm

Với những trường hợp răng quá nhạy cảm thì sau bọc răng sứ sẽ có cảm giác ê buốt. Dù làm đúng kỹ thuật thì vẫn sẽ có cảm giác này nhưng sẽ không kéo dài quá lâu như các trường hợp trên.


 >>>>> Xem thêm: [GIẢI ĐÁP] Có nên súc nước muối sau khi bọc răng sứ 

2. Sau bọc răng sứ xong uống nước lạnh bị buốt phải làm sao?

2.1. Cách giảm ê buốt răng tại nhà

Nếu xuất hiện cảm giác răng sứ bị ê buốt lạnh thì có thể áp dụng một số biện pháp giảm ê buốt tạm thời tại nhà. Nó sẽ hỗ trợ thuyên giảm tình trạng này và bạn sẽ thoải mái hơn trong sinh hoạt hàng ngày.

  • Uống thuốc giảm ê buốt răng: Trong trường hợp chưa thể đến nha khoa điều trị thì bạn có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau. Nhưng cần đặc biệt lưu ý, mọi loại thuốc sử dụng cần có sự hướng dẫn của y dược sĩ, đảm bảo đúng liều lượng để tránh tác dụng phụ.
  • Súc miệng nước miệng: Súc miệng nước muối cũng là một cách giảm ê buốt răng hiệu quả mà bạn có thể áp dụng. Nước muối có tác dụng loại bỏ vi khuẩn, làm sạch khoang miệng nên sẽ hạn chế được tình trạng đau nhức, ê buốt răng.
  • Chườm đá lạnh khắc phục ê buốt răng sau bọc sứ: Răng sứ bị ê buốt có thể thực hiện chườm đá để giảm đau tạm thời. Bạn sử dụng khăn bọc đá để đặt vào má ngoài vị trí bọc răng sứ. Bạn không nên chườm đá trực tiếp trên răng sứ để tránh làm ê buốt răng nghiêm trọng hơn.

>>>>> Xem thêm: Bọc răng sứ Titan là gì | Có tốt không

2.2. Khắc phục răng sứ bị ê buốt tại nha khoa

Răng sứ bị ê buốt khi uống lạnh dù xuất phát từ nguyên nhân nào thì bạn cũng nên đến ngay nha khoa để bác sĩ kiểm tra và điều trị kịp thời, tránh các rủi ro không mong muốn.

Khi đó, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân gây ra tình trạng này để xử lý một cách triệt để nhất. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị như sau:

  • Chữa triệt để tủy răng: Nếu trước đó chưa điều trị triệt để bệnh lý viêm tủy răng khiến vi khuẩn lây lan thì cần tháo răng sứ để làm sạch tủy. Bác sĩ sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để lấy sạch tủy viêm còn sót lại, sau đó hàn ống tủy và tiến hành bọc sứ.
  • Làm lại răng sứ mới: Với trường hợp xảy ra sai sót trong quá trình mài răng và phục hình thì cũng thực hiện tháo răng sứ cũ và làm lại răng sứ mới. Khi đó cần tiến hành sửa chữa cùi răng, đo đạc và lấy dấu chính xác để đảm bảo cùi răng đúng chuẩn và sát khít. Lúc này sẽ giúp răng sứ và cùi răng không còn khe hở, cùi răng không bị tác động trực tiếp bởi tác nhân bên ngoài và không bị ê buốt đau nhức.

>>>>> Xem thêm: 8+ Những trường hợp không nên bọc răng sứ

3. Lưu ý ngăn ngừa ê buốt sau khi làm răng sứ

Dựa trên những nguyên nhân gây ra tình trạng răng sứ bị ê buốt thì chúng ta có thể rút ra được những kinh nghiệm sau đây để bảo vệ răng sứ lâu dài, không gặp bệnh lý.

  • Đặc biệt lưu ý lựa chọn nha khoa uy tín, bác sĩ tay nghề cao và thiết bị nha khoa hiện đại kiểm soát tốt quá trình phục hình, không xảy ra sai sót trong điều trị.
  • Thực hiện kiểm tra tổng quát răng miệng trước khi phục hình và cần được điều trị bệnh răng miệng nếu có.
  • Lựa chọn loại răng sứ chất lượng có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng bởi các thương hiệu uy tín trên thị trường hiện nay.
  • Chăm sóc răng miệng khỏe mạnh, vệ sinh kỹ lưỡng để hạn chế mảng bám và vi khuẩn tích tụ gây ra bệnh lý trước và cả sau khi làm răng sứ.
  • Tuân thủ mọi chỉ định của bác sĩ trong điều trị bệnh lý, chăm sóc răng miệng và quá trình tiến hành phục hình.

Để ngăn ngừa rủi ro cho quá trình bọc răng sứ cũng như tránh xa tình trạng bọc răng sứ xong uống nước lạnh bị buốt thì hãy chú trọng đến địa chỉ nha khoa phục hình cho bạn. Hãy đến trực tiếp nha khoa thẩm mỹ Việt Đức để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư miễn phí nhé!