TÌM HIỂU VỀ RĂNG KHÔN VÀ CÁCH XỬ LÝ ĐÚNG CÁCH

Khi nào cần cấy Implant và cách chăm sóc răng Implant
TRỤ STRAUMANT SLA CÓ XUẤT XỨ VÀ GIÁ CẢ NHƯ THẾ NÀO?
TRỤ BRATH CÓ XUẤT XỨ VÀ GIÁ CẢ NHƯ THẾ NÀO?
TRỤ OSSTEM CÓ XUẤT XỨ VÀ GIÁ NHƯ THẾ NÀO?
TRỤ HI-OSSEN CÓ XUẤT XỨ VÀ GIÁ CẢ NHƯ THẾ NÀO

Đây là răng gây nhiều tranh cãi bởi vì chức năng của nó không rõ ràng nhưng những phiền toái mà nó mang lại là rất nhiều. Bởi hàm răng con người đã đủ 28 cái để phục vụ ăn uống hàng ngày, hơn nữa răng khôn lại nằm sâu bên trong hàm không có ý nghĩa về thẩm mỹ, gây xô lệch và những cơn đau khó tả khi bạn mọc răng khôn.

Răng khôn là gì?

Răng khôn (răng số 8 hay răng cối lớn thứ 3) là răng mọc cuối cùng trong cung hàm, thông thường răng khôn mọc ở người trưởng thành từ 16 đến 30 tuổi. Răng khôn mọc sau cùng khi mà vòm miệng của con người đã đủ 28 chiếc răng thực hiện chức năng nhau trong ăn uống... Do không còn đủ chỗ nên răng khôn mọc lệch, xô lẫn nhau, mọc chen chỗ các răng khác, dẫn đến sưng, đau đớn.

Mọc răng khôn thường xảy ra ở độ tuổi người trưởng thành

Tác hại răng khôn mọc lệch

Theo kết quả điều tra của Tổ Chức Chăm Sóc Răng Miệng Hoa Kỳ, ước tính tới nay có khoảng 85% răng khôn bị nhổ bỏ thay vì được tồn tại đến hết quãng đời. Đau răng khôn có thể đột ngột xuất hiện hoặc phát triển từ từ theo thời gian. 

Do răng khôn có xu hướng mọc lên ở người đã trưởng thành. Hành động “phá vỡ” bề mặt nướu để trồi lên của răng khôn sẽ gây đau nhức cực khó chịu trong khoang miệng. Ngoài ra, do răng đã mọc và phát triển đầy đủ, nên răng khôn sẽ không có “chỗ đứng” trong khoang miệng. Điều này đồng nghĩa với việc răng khôn sẽ mọc lệch sang một bên, chèn ép chiếc răng bên cạnh hoặc mắc kẹt ở nướu. Cả 2 tình huống trên đều có thể gây đau răng khôn. 

Những chiếc răng khôn mọc sai vị trí gây đau đớn không nhỏ

Mặt khác, răng khôn mắc kẹt ngay nướu sẽ làm cơ quan này dễ chịu thương tổn hơn. Lúc này, thực phẩm còn sót lại trong khoang miệng hoặc vi sinh vật gây bệnh quanh răng khôn sẽ dẫn đến một số bệnh như: Nướu răng, nhiễm trùng cấp, áp xe hoặc u nang trong miệng

Xử lý đúng cách với răng khôn

1. Sử dụng thuốc giảm đau, chườm

Tình trạng đau nhức răng khôn sẽ kéo dài âm ỉ trong khoảng thời gian dài và bất chợt xuất hiện theo từng đợt. Uống thuốc giảm đau là một giải pháp tạm thời giúp răng đỡ đau nhức và khó chịu đến khi hết tác dụng của thuốc.

Chườm đá: Nhiệt độ thấp từ đá có công dụng gây tê. Do đó, bạn có thể dùng khăn sạch bọc nhiều lớp quanh đá viên và giữ nó trong hàm, ngay vị trí răng khôn mọc, trong vòng 15 để xoa dịu cơn đau. Cơn đau có thể tạm thời được xoa dịu

2. Dùng gel gây tê răng

Các nhà nghiên cứu đã điều chế ra một loại gel nha khoa có tác dụng gây tê, từ đó làm giảm bớt cảm giác đau buốt răng hoặc nướu. Thành phần chính trong sản phẩm này là hoạt chất benzocaine. Bôi trực tiếp gel gây tê lên răng và vùng nướu bị ảnh hưởng.  Ngoài ra, không nên dùng gel gây tê răng cho những người dị ứng với benzocaine

3.Thăm khám nha sĩ: 

Khi những cách chữa trị trên không thể đẩy lùi cơn đau răng khôn, bạn sẽ cần đến gặp nha sĩ để điều trị ngay lập tức.  

Các trường hợp bắt buộc phải nhổ răng khôn:

  • Răng khôn mọc lệch, mọc ngang đâm vào răng số 7
  • Răng khôn mọc ngầm, hủy hoại xương và răng xung quanh
  • Răng khôn bị sâu, viêm tủy

Trường hợp răng khôn mọc ngầm, hủy hoại răng xung quanh

Đối với trường hợp này, nha sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện nhổ răng khôn. Hiện nay có rất nhiều công nghệ nhổ răng mới ra đời, cùng với việc lựa chọn bác sĩ có tay nghề cao, nha khoa uy tín thì việc nhổ răng sẽ hoàn toàn nhẹ nhàng, không gây ra bất cứ khó chịu, đau đớn nào.

Quy trình nhổ răng khôn an toàn: 

  • Bước 1: Bạn sẽ được chụp phim X quang để xác định cụ thể vị trí, tình trạng của răng khôn... từ kết quả hình ảnh, nha sĩ lên kế hoạch nhổ răng cụ thể.
  • Bước 2: Bạn được vệ sinh răng đặc biệt là vị trí nhổ răng, vệ sinh khoang miệng sạch sẽ để đảm bảo an toàn, tránh nhiễm trùng và giúp lành thương nhanh chóng.
  • Bước 3: Nha sĩ sẽ tiến hành gây tê và nhổ răng cho bạn với công nghệ siêu âm hiện đại. Thời gian thực hiện nhanh, giảm đau nhức, cầm máu nhanh.
  • Bước 4: Hướng dẫn chăm sóc răng miệng và hẹn tái khám định kỳ