[GIẢI ĐÁP] BỌC RĂNG SỨ CÓ NIỀNG ĐƯỢC KHÔNG
Các tiêu chí đánh giá nha khoa uy tín
ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA DÁN SỨ VENEER
Trồng răng Implant sau bao lâu thì ăn được?
Bọc răng sứ hay dán Veneer
Một câu hỏi cũng được rất nhiều bạn quan tâm đó là “bọc răng sứ có niềng được không?” Bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp cho các bạn dưới nhận định của một nha sĩ thực hiện nắn chỉnh răng.
Trong quá trình niềng răng và tư vấn niềng răng cho khách hàng, chúng tôi đã giải đáp rất nhiều thắc mắc của khách hàng xoay quanh đến vấn đề niềng răng như độ tuổi hay phương pháp niềng răng phù hợp. Và một câu hỏi cũng được rất nhiều bạn quan tâm đó là “bọc răng sứ có niềng được không?” Bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp cho các bạn dưới nhận định của một nha sĩ thực hiện nắn chỉnh răng.
1. Tại sao đã bọc răng sứ rồi lại cần phải niềng răng?
Có 2 tình huống xảy ra:
- Trường hợp thứ nhất: bọc răng sứ do tình trạng bệnh lý, ví dụ như sâu răng, nứt vỡ răng, hay trồng răng giả bằng giải pháp bắc cầu thì khi đó bạn vẫn hoàn toàn niềng được bình thường. Bởi vì các răng sứ trong miệng cũng chỉ mang tính cục bộ và phần lớn ở vùng răng phía sau nên việc tái lập thẩm mỹ răng cửa tương đối dễ dàng.
- Trường hợp thứ hai: làm thẩm mỹ răng bằng cách bọc sứ rồi, nhưng không hài lòng, không giải quyết hết những vấn đề gặp phải và bạn biết nếu trước đây lựa chọn cẩn thận hơn, niềng răng ngay từ đầu thì khuôn mặt đã thay đổi. Bạn hơi hối hận một chút vì không chọn niềng răng sớm. Nhóm bệnh nhân này thường gặp là bọc sứ điều trị hô, bọc sứ khắc phục khớp cắn ngược…
Nếu bạn muốn thay đổi khuôn mặt, tương quan xương hàm thì bọc sứ hoàn toàn không hiệu quả. Nhiều bạn bệnh nhân vì không hiểu rõ chuyện này nên đặt hết kỳ vọng vào nha sĩ bọc sứ giảm hô, sau khi làm không thấy hài lòng tuy nhiên răng thì cũng đã mài rồi, đó là điều trị không hoàn nguyên, vĩnh viễn không thể lấy lại.
Niềng răng gắn trên răng sứ cũng tương tự răng thật, tuy nhiên mắc cài bám dính khó khăn hơn do bề mặt răng sứ cứng chắc không hỗ trợ sự dán chất gắn. Hiện nay có một số hãng sản xuất các loại acid xói mòn đặc biệt, cũng như chất gắn chuyên dụng cho răng sứ nên thuận lợi hơn so với trước đây.
2. Vậy bọc răng sứ có niềng được không?
Với câu hỏi bọc răng sứ có niềng răng được không thì câu trả lời là vẫn có thể niềng được, tuy nhiên sẽ phải đánh giá dựa trên nhiều yếu tố dưới đây:
2.1. Mô răng còn lại có nhiều không?
Bọc sứ đồng nghĩa với việc bạn phải mài răng thật đi, trường hợp răng còn lại sau mài vẫn còn nhiều thì bạn có cơ hội với điều trị niềng răng cao. Bởi vì niềng răng nha sĩ sẽ gắn mắc cài lên chiếc răng sứ và di chuyển bằng cách truyền lực thông qua răng sứ này. Chính vì truyền lực qua răng sứ nên nó có giới hạn di chuyển hạn chế hơn là gắn niềng trên răng thật. Trong quá trình kéo răng sứ cũng có thể bị bật ra, thậm chí sau niềng bạn phải thay lại toàn bộ răng sứ đã làm trước đó, đánh giá lượng mô răng còn lại là rất quan trọng.
2.2. Răng sứ có làm kín khít đúng tiêu chuẩn hay không?
Nếu răng không kín khít hay dán dính tốt có thể bị bật ra trong quá trình kéo, răng kín khít cũng đảm bảo mô răng thật còn lại phía trong đủ chắc khỏe sau khi niềng. Để đánh giá độ kín khít nha sĩ sẽ dùng cây thăm khám rà vùng chân răng sứ xem có liên tục hay không, nếu có khe hở, vùng sâu răng thì có thể bạn phải làm lại chiếc răng sứ tốt hơn mới bắt đầu niềng răng được.
2.3. Các răng có bị cứng khớp hay không?
Nha sĩ có thể đánh giá dựa vào việc kiểm tra xem răng đã lấy tủy chưa, tiếng kêu khi gõ răng có đau không. Trước đây nhiều bạn điều trị lệch lạc hay hô móm và lấy tủy hàng loạt, lấy tủy là một trong những nguy cơ gây khó khăn cho niềng răng. Một số trường hợp lấy tủy hết cả hàm, răng bị mài cụt thì sẽ rất khó niềng thành công.
2.4. Giới hạn di chuyển răng theo kế hoạch
Trường hợp bị móm, hô nặng khi đó phải kéo răng với quãng dài thì nha sĩ cũng cần xem xét có khả năng thực hiện được để sau điều trị vẫn có một chân răng khỏe mạnh trong xương hàm mà không bị tiêu chân hay bật chân răng ra khỏi xương.
Hiện nay có một giải pháp niềng răng cực kỳ thích hợp cho những bạn đang có răng sứ thẩm mỹ cả hàm trong miệng đó là dùng máng trong suốt invisalign. Khác với niềng răng mắc cài cổ định, máng trong suốt invisalign dùng các khay nhựa trong suốt tháo ra lắp vào, vì vậy bảo vệ được bề mặt răng sứ, bạn thậm chí không phải làm lại hoặc làm lại rất ít răng sứ sau niềng. Niềng với máng invisalign răng sứ cũng di chuyển như răng thật do khay niềng ôm sát thân răng. Cơ chế di chuyển khác hoàn toàn niềng với mắc cài truyền thống, tuy nhiên nhược điểm là chi phí khá cao.
Nha khoa thẩm mỹ Việt Đức hy vọng với bài viết “bọc răng sứ có niềng được không” sẽ giúp các bạn sẽ có những quyết định đúng đắn khi có ý định thẩm mỹ hàm răng, lựa chọn phương pháp hiệu quả và an toàn. Dù đã làm răng sứ vẫn có thể niềng răng nhưng nha sĩ luôn muốn bạn có lựa chọn đúng ngay từ đầu để không có các điều trị leo thang làm tăng chi phí điều trị cũng như làm tổn hại đến răng thật.